Cho đến bây giờ, các tàu thuyền lưu thông từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương và ngược lại sẽ phải đi qua eo biển Malacca nằm giữa bán đảo Malaysia và đảo Sumatra. Eo biển này dài khoảng 1000 km (600 miles), bề ngang hẹp, chỗ hẹp nhất chưa tới 2.5km với độ sâu khoảng 25m. Các tàu thuyền chở dầu và hàng hóa có trọng tải lớn khi đi qua đây gặp rất nhiều trở ngại nên thường phải chạy vòng xuống phía Nam của đảo Sumatra để đi qua eo biển Lambock, rộng và sâu khoảng 250m. Không chỉ vậy, lương tàu thuyền đi qua eo biển Malacca ngày càng gia tăng làm cho sự lưu thông ở đây bị đình trệ. Để tạo điều kiện cho tàu thuyền lưu thông, rút ngắn hải trình từ đông sang tây và ngược lại, chính quyền Thái Lan cùng nhiều công ty của Mỹ, Nhật, Trung Quốc đề nghị đào kênh Kra trong lãnh thổ của Thái Lan nhằm nối liền vịnh Thái Lan với Ấn Độ Dương. Dự án này đã được lên ý tưởng từ gần 100 năm trước nhưng do nhiều nguyên nhân và điều kiện khách quan chưa thể thực hiện được.
Theo các nhà hàng hải châu Á và thế giới cho rằng, khi con kênh này được đi vào hoạt động thì con đường hàng hải từ Đại Trung Hải qua kênh Suez tới Tây Thái Bình Dương sẽ được rút ngắn tới trên 1000 km, giảm được 3-5 ngày phải đi qua eo biển Malacca, giảm chi phí cho mỗi chuyến tàu trên 150.000 USD, đồng thời tránh được nạn cướp biển hoành hành dữ dội tại vùng eo biển Malacca.
Sau nhiều năm tạm ngừng, tháng 5/2015, Trung Quốc đã chính thức khởi động lại dự án xây dựng kênh đào nhân tạo lớn nhất khu vực châu Á mang tên Kra đi qua eo đất Kra thuộc miền Nam Thái Lan. Kênh Kra dự kiến được xây dựng với chiều dài 163km, nối liền Ấn Độ Dương và vịnh Thái Lan. Với kinh phí khoảng 28 tỷ USD, sau khi hoàn thành, đây sẽ là kênh đào nhân tạo lớn nhất châu Á. Không chỉ vậy, lợi ích của kênh Kra mang lại không hề nhỏ.
- Thứ nhất, kênh Kra giúp giảm chi phí và thời gian vận chuyển cho các chuyến tàu khời hành từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương và ngược lại nhờ lộ trình rút ngắn hơn 1000 km.
- Thứ hai, đem lại nguồn thu không hề nhỏ cho Thái Lan. Khi được hình thành, kênh Kra sẽ trở thành trục hành hải của các nước Asean trên đường hàng hải từ Tây sang Đông và ngược lại. Theo sự ước tính của Japan’s Global Infrastructure Fund –GIF) doanh số thương mại quốc tế hằng năm sẽ lên đến 280 tỷ USD trên một diện tích lãnh thổ hình tròn lấy tâm điển là kinh đào Kra với bán kính 2,400 km trên đó có 1,2 tỷ người sinh sống. Chính phủ Thái Lan có thể thu một nguồn lợi tức lớn lao từ những hoạt động liên quan đến sự sử dụng kinh đào Kra như thu tiền lưu hành quá cảnh, thuế lợi tức và thuế xuất cảng, những dịch vụ sửa chửa và cung cấp nhiên liệu cũng như những nguồn lợi do các xưởng đóng tàu đem lại. Điều lý thú là dự án kinh đào Kra bao gồm cả sự phát triển hải cảng Songkhla trong Vịnh Thái Lan, sự phát triển của nền kỹ nghệ địa phương, thương mại quốc tế, phát triển toàn bộ hạ tầng cơ sở, nhà cửa và những bất động sản khác như các khu kỹ nghệ ở hai đầu kênh, và những dịch vụ hổ trợ mọi hình thức lưu thông hàng hải ở trong vùng. Số lượng nhân công sử dụng lên đến 30,000 người trong thời gian 10 năm thực hiện dự án.
- Thứ ba, bên cạnh Thái Lan, các nước trong khối Asean, trong đó không thể không nhắc đến Việt Nam cũng sẽ được phát triển theo. Hoạt động thương mãi quốc tế gia tăng nhờ vào sự vận chuyển hàng hóa bằng đường biển sẽ làm thay đổi bộ mặt của những thành phố trong vùng duyên hải Việt Nam, Cambodia và Myanmar. Kinh nghiệm hiện nay cho thấy Thái Lan và Myanmar đã thu được nhiều lợi tức khi cho phép tàu thuyền ngoại quốc lưu thông trong hải phận của họ để đi đến eo biển Malacca. Vì vậy Thái Lan và Myanmar hợp tác với nhau để xây hải cảng nước sâu Dawei theo đúng tiêu chuẩn quốc tế. Việc xây đựng hải cảng này dẫn đến sự phát triển nhà cửa ở thành phố Dawei mà trước đây gọi là Tavoy ở phía Nam của Myanmar.
Riêng với Việt Nam nói chung và huyện đảo Phú Quốc nói riêng, số lượng tàu thuyền ra vào kinh Kra sẽ đi ngang qua vùng duyên hải là động lực to lớn để Việt Nam phát triển những hải cảng ở phía Nam. Những hải cảng này có khả năng trở thành đối thủ của Singapore. Nhờ vào yếu tố địa lý đặc biệt, nền kinh tế Việt Nam lệ thuộc vào các hải cảng vì 90% hàng hóa của Việt Nam được vận chuyển bằng đường biển.
Như vậy, khi kênh đào Kra đi vào hoạt động, các cảng biển nước sâu tại khu vực phía Nam Việt Nam nói chung và Phú Quốc nói riêng sẽ cạnh tranh trực tiếp với các cảng biển tại Singapore vì lộ trình hàng hải sẽ chuyển về phía bờ biển Việt Nam khi tàu thuyền từ Thái Bình Dương đi vào Biển Đông và Vịnh Thái Lan trước khi đi qua kinh đào Kra thay vì hải hành gần bờ biển các đảo của Malaysia, Indonesia và Philippines trước khi đi vào eo biển Malacca. Nói cách khác đường hàng hải viễn duyên sẽ chuyển dịch từ phía Đông sang phía Tây biển Đông. Trong một tương lai không xa khi kênh Kra chính thức đi vào hoạt động, người Việt Nam sẽ được kỳ vọng đảo ngọc Phú Quốc sẽ trở thành một Singapore thứ hai tại châu Á.