Tin tức

Giọng của phố

ở mọi con phố cũ kỹ của bất cứ đô thị nhiều tuổi nào cũng đều mang một giọng điệu riêng. Nó lãng đãng ngân nga lắng đọng ở cảnh, ở vật, và đặc biệt ở người. Nó làm nên một Rô Ma cổ kính, một Luân Đôn huyền ảo, một Ba Lê lãng mạn…những danh địa nổi tiếng luôn được coi là những biểu tượng của văn minh nhân loại. Hà Nội cũng vậy thôi. Với tuổi nghìn năm có lẻ, thì những phố ở Hà Nội miên viễn tự cất giữ cho mình một giọng riêng độc đáo.

giong-cua-pho

Giọng của phố ở Hà Nội sâu lắng nhất là lúc quá nửa đêm, khi ánh trăng chẩm chậm rơi qua ánh đèn cao áp thủy ngân tràn xuống mặt nhựa sẫm đen cô đơn lòng phố. Đêm tàn cuối Đông, chơi vơi dưới vòm nhà hát Lớn là văng vẳng bi tráng từng tiếng sóng vỗ của sông Hồng. Nó là tiếng trống trận hay là tiếng gươm khua, vọng từ lịch sử oai hùng nghìn năm giữ nước của người Việt. Cái giọng ấy đôi khi dịu dàng thăm thẳm thở than lãng mạn qua mặt nước hổ Tây, rồi khe khẽ khắc khoải trong từng tiếng rao đêm, loanh quanh trên những phố nhỏ Hàng Ngang Hàng Đào Hàng Bạc. Và hình như trên mỗi con phố, người ta lại nghe được mỗi một giọng phố khác nhau. Có điều không hiểu sao, giọng của phố càng ngày càng thâm thì, nó khẽ tới mức tưởng như là mong manh sắp mất.

giong-cua-pho-ha-noi

Bởi giống như nhiều đô thị lớn khác ở ta, Hà Nội giờ đây càng ngày càng ồn. Nhiều người tử tế chậm chạp thường thở dài cho là tốc độ sống bây giờ nhanh quá. Ăn cũng vội, chơi cũng vội, thậm chí yêu thương cũng vội. Ví như chăm sóc bố mẹ già ở những cặp vợ chồng dư dật tre trẻ chẳng hạn. Đây là thao tác luôn đòi hỏi một sự thong thả. Thế nhưng ở hầu hết đám con hiếu sẵn tiền, mọi thứ đều trở nên hấp tấp. Sáng sớm trước khi đi làm, phi như bay ra chợ vội vàng mua cá mua gà mua cao lương mua mỹ vị. Ầm ầm gắt gỏng với con bé bán thịt quen. Rồi hộc tốc quay lại nhà dặn ông dặn bà dặn cả ô sin, rằng lấy cái này nấu với cái này. Còn cái kia thì hầm với cái kia. Vì trưa nay cơ quan liên hoan không thể về, còn trưa mai đã hẹn nhậu với các bạn. Cả hai cụ nghễnh ngãng đã hơn tám mươi, nghe câu được câu chăng, mặt mũi tái mét run rẩy như cái hồi chiến tranh phá hoại bị nghe cái còi phòng không báo động có máy bay địch. Rồi hiếu tử chợt nhìn đồng hổ, be be thét lên đã muộn giờ làm, lại lướt như bay qua các phố. Kệ không biết hôm nay phố vừa bểt đẩu vào Thu. Mưa phùn mìn mịn làm nắng sớm loang chậm trên lá biếc. Và đâu đó trong một vòm cây sẫm dẩy, có nghẹn ngào chiu chít tiếng chim hót

Cách đây chưa lâu lắm, thường thì mỗi khu phố có từng loại chim riêng. Thậm chí như phố Lò Đúc, còn bị gọi là “bang cò ỉa”. Bởi chót vót trên những tán cây cao vút, có hẳn mấy đàn cò bay về làm tổ. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều thiếu nữ sống ở phố ấy, khi đang êm đềm đi chơi với người tình, giọng bỗng vô cớ vô thức thất thanh. Chắc là do thói quen hoảng hốt của nhiều hôm tan học, bị cò “ị” tin đúng đỉnh đầu. Tiếng chim trên phố hôm nay vẫn thỉnh thoảng còn có nhiều, nhưng nhang nhác giống hệt nhau vì đều được nuôi lồng. Vài năm gần đây khi Hè đến, quá nhiều đoạn phố còn mất hẳn tiếng ve. Có điều lạ là, bọn trẻ con ở những phố đấy, chơi trò chơi điện tử siêu “cực”.

Người ở Tràng An lâu đời, khi phải nói vể phương ngữ vùng mình thì hiếm hoi dùng chữ “tiếng”, cho dù họ vẫn dùng “tiếng miền Trung”, “tiếng miền Nam” hoặc “tiếng Sài Gòn”. Cách nói quen thuộc nhất vẫn là “giọng Hà Nội”. Từ điển tiếng Việt của viện Ngôn ngữ học giải thích. “Tiếng là cái mà tai có thể nghe được. Là lời bàn tán chê khen, sự đánh giá trong dư luận xã hội nói chung”. Còn “giọng” là “Cách diễn đạt bằng ngôn ngữ, biểu thị tình cảm thái độ nhất định”. Nôm na thì “giọng” mang một sắc thái tâm lý sâu, chủ quan cụ thể trữ tình hơn “tiếng”. Có phải vậy chăng mà những phố cổ quanh hổ Gươm, vừa không dài vừa đan xen quấn quýt nên đều mang giọng “biểu thị tình cảm thái độ” hao hao như nhau, sắc sảo kiêu bạc, đôi khi mặn tục vỉa hè, rất đặc trưng cho một kiểu thị dân. Bởi đa phán bọn họ đều đảm đang tảo buôn tảo bán, hoặc không thi cũng sinh trưởng từ một gia đình có truyền thống kinh doanh. Các bà các cô thâm niên ngồi chợ Đồng Xuân, Hàng Bè, Hàng Da, lúc gặp khách hàng ngô nghê mặc cả “dở hơi” vào những buổi tinh mơ mở hàng thì nhất loạt đều có kiểu nót “mát” như mắng. “Hàng thế này mà em trả như thế, vậy bảo chồng thuê tểc xi về quê mua nhé”. Câu chữ đại loại thường đáo để, đanh đanh điêu luyện hay vô cùng. Hoặc chỉ cần sáng sớm thử đi dưỡng sinh một vòng Bờ Hồ thì biết. Hai thiếu phụ sồn sồn beo béo, cách ăn mặc đồ thể thao rồi cách vung tay, phong khí đặc sệt tiểu thương chợ Đồng Xuân. Lúc đi tập thể dục ngược chiều ngang qua nhau thì một chị tỏ vẻ sởi lởi hỏi thăm “Này, tối qua muộn thế mà hai ông bà vẫn ka ra ô kê dữ dội nhỉ”. Chị kia đệm một câu khá tục, đáp. “ôi giời, chấp làm gì. Cãi nhau với thằng say như vay không trả”. Kèm sau tiếp là một loạt những lời mát mẻ, lổng lộng thổi cả bốn họ đằng nhà chồng.

Tất nhiên, giọng phố của Hà Nội, ngoại trừ thấp thoáng những dung tục thị dân, thì âm điệu chủ yếu vẫn là nhân văn đằm thắm mạch lạc tinh tế. Có phải vậy chăng mà gần đây, nhiều người tranh cãi đòi giọng phát thanh viên của đài truyền hình trung ương nên là giọng chuẩn thủ đô. Đúng sai hay dở thì chưa biết, chỉ biết “giọng Hà Nội” đương nhiên quyến rũ khó tả. Hoặc mỏng manh như như lời tỏ tình của một cặp đôi đang yêu, ngọt ngào hôn nhau ở góc phố vắng. Hoặc buồn bã xúc động như tiếng sấu rụng đêm hè. Hoặc bảng lảng thiêng liêng trầm kính như tiếng chuông chùa hay tiếng chuông nhà thờ vào lúc tang tảng sớm.

Giọng của phố còn thì Hà Nội còn. Một nghìn năm trước đã vậy, và cả nghìn năm sau vẫn vậy.

Rate this post

Bình luận