Không phải ngẫu nhiên mà những năm gần đây, Quảng Ninh bỗng chốc vươn lên trở thành địa điểm hấp dẫn của các “siêu dự án” với trị giá lên tới hàng nghìn tỷ đồng.
Quảng Ninh trải thảm đỏ đón đầu tư
Vài năm trở lại đây, Quảng Ninh liên tục là một trong những tỉnh có chất lượng điều hành kinh tế xuất sắc nhất trong cả nước với những bước tiến vượt bậc trong bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI.
Năm 2016, Quảng Ninh là địa phương thu hút sự đầu tư của trên 20 quốc gia với tổng số vốn vốn đầu tư ước đạt 30.274 tỷ đồng, trong đó vốn trong nước 17.793 tỷ đồng; vốn FDI khoảng 567,3 triệu USD, tăng 30,4% so với năm trước. 117 dự án FDI hiện vẫn còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 5,5 tỷ USD.
Chủ tịch tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Đức Long trao giấy chứng nhận cho nhà đầu tư cho các nhà đầu tư tại tỉnh Quảng Ninh
Kết quả này là phần thương xứng đáng cho những nỗ lực của Đảng bộ, nhân dân tỉnh Quảng Ninh trong việc thực hiện các giải pháp hữu hiệu.
Thứ nhất, hạ tầng giao thông được tỉnh đặc biệt chú trọng. Cuối năm 2015, cao tốc Hà Nội – Hải Phòng đã thông xe toàn tuyến; Dự án đường cao tốc Hạ Long – Hải Phòng được đẩy nhanh tiến độ góp phần kết nối giao thông trong trục tam giác kinh tế trọng điểm, hình thành tuyến cao tốc chiến lược Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long – Vân Đồn, rút ngắn thời gian từ Hạ Long đi Hà Nội, Hạ Long đến Hải Phòng.
Thứ hai, mô hình trung tâm hành chính công tạo nhiều thuận lợi cho các nhà đầu tư. Thời gian giải quyết các thủ tục hành chính được cắt giảm đáng kể, lên tới 40-50%; 64% thủ tục hành chính về cấp giấy chứng nhận đầu tư đã được xem xét rút ngắn.
Thứ ba, lãnh đạo tỉnh luôn hỗ trợ mọi điều kiện thuận lợi, cùng chung tay tháo gỡ những vướng mắc cho các doanh nghiệp nếu gặp phải, đẩy nhanh tiến độ của dự án.
Ồ ạt các dự án bất động sản nghìn tỷ
Không bỏ lỡ thời cơ hiếm có, những năm gần đây, Quảng Ninh đã và đang trở thành thiên đường cho các nhà đầu tư làm giàu. Hầu hết các tập đoàn lớn trên thị trường bất động sản đều đã có mặt tại Quảng Ninh với những dự án “khủng” lên tới hàng nghìn tỷ đồng.
Điển hình cho sự nhanh chân này phải kể đến “ông lớn” Vingroup với số lượng dự án gây “choáng”: Trung tâm Thương mại Vincom Center Hạ Long (1.100 tỷ đồng), Khu khách sạn nghỉ dưỡng biển cao cấp Vinpearl Ha Long Bay Resort (1.200 tỷ đồng), Khu dịch vụ cao cấp Bến Đoan (TP Hạ Long) có tổng mức đầu tư 12.081 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Tập đoàn này cũng đang nghiên cứu đầu tư xây dựng một khu tổ hợp dịch vụ thương mại, đô thị mới với quy mô khoảng 4.000ha tại Quảng Yên; các trung tâm thương mại Vincom Center tại các huyện, thị xã, thành phố tập trung đông dân cư.
Tập đoàn Vingroup đầu tư hàng nghìn tỷ phát triển dự án Vinhomes Dragon Bay tại Hạ Long
Sun Group cũng tỏ ra không hề “kém miếng” với các kế hoạch tỷ USD: Dự án khu vui chơi giải trí lớn nhất Quảng Ninh – Sun World Ha Long Park (Công viên Đại Dương) với tổng vốn đầu tư 6.500 tỷ, Sân bay Vân Đồn công suất 2 triệu hành khách/năm, tổng vốn đầu tư 7.500 tỷ đồng, Dự án khu nghỉ dưỡng khoáng nóng cao cấp quy mô lớn tới 730ha tại TP Cẩm Phả với tổng vốn đầu tư khoảng 3.500 tỷ đồng…
Phối cảnh dự án Sun World Hạ Long Park do tập đoàn Sun Group đầu tư
Và sẽ thật thiếu sót nếu không nhắc tới cái tên FLC. Đầu năm 2016, Tập đoàn FLC chính thức đặt dấu ấn tại Quảng Ninh với Quần thể du lịch nghỉ dưỡng FLC Hạ Long, quy mô 224ha, tổng mức đầu tư 3.400 tỷ đồng gồm nhiều hạng mục: Sân golf 18 lỗ, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ, khách sạn 5 sao, khu biệt thự nghỉ dưỡng cao cấp…
Ngoài ra, Quảng Ninh cũng là đất “vàng” thu hút không ít các chủ đầu tư ngoại quốc danh tiếng lẫy lừng đến từ Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất…
Quảng Ninh với các động thái thu hút đầu tư hệ quả biến nơi đây trở thành đại ông trường vô cùng sối động.